Năm 1974, kỹ sư người Nga Bakhir.V.M đã phát hiện ra dung dịch Anolyte. Anolyte (nước A) là dung dịch hoạt hóa điện hóa, thuật ngữ tiếng Anh là Electro-Chemical Activation (ECA), không màu, có mùi clo nhẹ, được điều chế dựa trên một nguyên lý đơn giản: nước muối loãng được đem điện phân trong một bình phản ứng gồm hai buồng ngăn cách nhau bởi một màng bán thẩm. Quá trình điện phân được khống chế sao cho chỉ có từ 1- 2% nước muối bị điện phân. Dung dịch sau khi qua bình phản ứng có hai loại có tính chất rất khác nhau. Bên ngăn phản ứng chứa cực dương, dung dịch gọi là ANOLYTE có tính oxy hóa và khử trùng rất mạnh; bên ngăn phản ứng chứa cực âm, dung dịch gọi là Catholyte lại có tính tẩy rửa.

Phương trình phản ứng:

Cực âm (cathode): 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Cực dương (anode): 2H2O → 4H+ + O2 + 4e; 2Cl- → Cl2 + 2e


 

Do được ngăn cách không hoàn toàn, nên một phần sản phẩm khí Cl2 bên cực dương (anode) tiếp xúc với dung dịch NaOH bên cực âm (cathode) sinh ra một lượng NaClO với gốc axit ClO- có tính oxy hóa mạnh, hiệu quả trong việc sát khuẩn. Phương trình: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Trên lý thuyết để điều chế Anolyte rất đơn giản, nhưng để sử dụng Anolyte trong cuộc sống đòi hỏi một hệ thống sản xuất, điều chế công nghệ cao và chuẩn xác để kiểm soát được độ PH của dung dịch cũng như nồng độ của các ION hoạt tính.

PH từ 1 – 6.5 Anolyte có tính axit cao, khả năng sát khuẩn mạnh nhưng không an toàn khi sử dụng trên cơ thể người.

PH từ 6.5-7.5: Anolyte có tính bình ổn, sát khuẩn, diệt virus nhanh và tuyệt đối AN TOÀN khi sử dụng trên cơ thể người.

PH trên 7.5 Anolyte có tính Bazo mức độ diệt khuẩn không cao.