I. Tuyến Tùng và chức năng của tuyến Tùng

Tuyến tùng hoặc thể tùng (pineal gland) được định nghĩa là một tuyến nội tiết, giống như một nón thông nhỏ, nhỏ như móng tay út, nằm gần trung tâm của não, ở giữa hai bán cầu, nằm trong một đường rãnh giữa 2 đồi não. Tuyến tùng sản sinh các dẫn xuất serotonin melatonin, ảnh hưởng đến chức năng thức và ngủ của cơ thể..Tuyến tùng thường được nhìn thấy trong hộp sọ bằng X-quang, vì nó thường bị vôi hóa.

Tuyến tùng của con người tăng kích thước cho đến 2 tuổi và giữ nguyên kích thước đó cho đến cuối đời.

Tuyến tùng của người lớn thường hay bị “vôi hóa”. Trẻ dưới 7 tuổi hầu như chưa bị vôi hoá tuyến tùng.

Tuyến tùng cảm nhận sóng điện từ giống như một con mắt, vì nó phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng.

Về mặt tâm linh, tuyến Tùng được coi là con mắt thứ 3 và là nơi linh hồn trú ngụ, Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não ở tuyến yên phía trước tiểu não. Pineal gland có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thuỷ tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động. René Descartes, một trong những triết gia lớn của thế giới, gọi tuyến tùng là “the principal seat of the soul” (tạm dịch: tòa ngự trung tâm của linh hồn).

Chức năng của tuyến Tùng:

Hệ thống thần kinh đối giao cảm khuyến khích chúng ta thực hiện các hoạt động “nghỉ ngơi và tiêu hóa; ăn uống và sinh sản”. Hệ thống nội tiết sản xuất ra các hormone, các tín hiệu giao tiếp như là đói, thỏa mãn, ham muốn tình dục, sự tỉnh táo hay sự buồn ngủ. Tuyến tùng là bộ phận thiết yếu để chuyển đổi các tín hiệu từ vùng đối giao cảm đến hệ thống nội tiết và chịu trách nhiệm sản xuất Melatonin.

Melatonin có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp thức, ngủ, chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm nguy cơ bị thoái hóa thần kinh và duy trì một cuộc sống bình thường cho các chức năng sinh lý khác, bao gồm cả việc ức chế sự phát triển tình dục ở trẻ em. Mức melatonin dồi dào ở trẻ em được cho là để ngăn chặn sự phát triển tình dục, sản xuất melatonin giảm đi khi đến tuổi dậy thì. Trẻ em dậy thì sớm có liên quan đến bệnh lý của tuyến tùng làm giảm sản xuất melatonin. Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn khi rất nhiều trường hợp dậy thì sớm trên thế giới có liên quan mật thiết đến các khối u lành tính của tuyến tùng, do thiếu hụt Melatonin là nguyên nhân của dậy thì sớm, mất ngủ, ung thư, bệnh Alzheimer và các triệu chứng tâm lý khác.

Ngoài ra, tuyến tùng còn ảnh hưởng đến sự bài tiết tuyến yên, sự trao đổi glucose trong máu và sự hoạt động của một số loại chất như cocaine hay fluoxetine (còn gọi là prozac, thuốc chống trầm cảm).

Tuyến tùng được xem như là “con mắt thứ 3” bởi vì tính tương tự của nó với võng mạc mắt và các tính năng của nó hoạt động như là 1 cơ quan cảm thụ ánh sáng. Ánh sáng đi vào cơ thể thông qua võng mạc của đôi mắt và được gửi đến não, và não sẽ dẫn vào tuyến tùng.

Con mắt của tinh thần 1 số người cũng liên kết chức năng của tuyến tùng với các khả năng ngoại cảm gọi là trực giác, sự nhận thức sáng suốt, cảm nhận tâm linh và mở rộng năng lực của tinh thần. Tuyến này giống mắt người và vị trí của nó trong bộ não khiến cho nó như là Con mắt của tinh thần.

II. Các yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến tuyến Tùng.

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tuyến tùng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 TCN bởi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus, trong đó ông mô tả cơ quan có hình dạng giống quả thông hay nón thông này có kích thước chỉ bằng móng tay út. Tên gọi của nó bắt nguồn từ chữ ‘pinea”, trong tiếng La Tinh có nghĩa là “nón thông”. Tuyến tùng nằm ngay gần trung tâm của não bộ. Nhưng nói một cách chính xác, tuyến tùng không phải là một phần của não bộ vì nó không được bảo vệ bởi hàng rào máu não (một lớp phòng ngự kiên cố ngăn chặn các phần tử nhất định như virus… xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương).

Thực tế thì khi đôi mắt chúng ta nhìn vào vị trí chúng ta muốn thì đôi mắt nhận ánh sáng đi vào và gửi nó đến não, rồi não sẽ đưa đến tuyến tùng. Ánh sáng kích thích và khởi động tuyến tùng. Điều này có nghĩa là máu sẽ được lưu thông trực tiếp và rất nhiều tới tuyến tùng. Và vì tuyến Tùng không được bảo vệ bởi hàng rào máu não nên kết quả là bất cứ chất “bẩn” nào từ máu, sẽ bị tích tụ tại tuyến tùng.

Trong số các chất đi theo dòng máu, tuyến tùng đặc biệt ưa thích florua (fluoride), canxi (calcium), phốt-pho (phosphorus) và clorua (chloride). Hàm lượng florua và clorua trong nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của đại đa số con người chúng ta đang vượt ngưỡng cho phép còn chế độ ăn uống thì không hợp lý với quá nhiều canxi lẫn phốt-pho. Đó là còn chưa kể đến một vài thứ nữa tưởng chừng như không thể nào thiếu sót trong đời sống ngày nay, điển hình là kem đánh răng (chứa florua).

Theo một cuộc nghiên cứu được trường đại học Surrey (Anh quốc) công bố vào năm 1997, mô mềm của tuyến tùng ở người trưởng thành chứa florua nhiều hơn bất kỳ một mô nào khác trong cơ thể. Florua và clorua đóng vai trò chủ chốt trong việc ức chế các enzyme, thay đổi chức năng của tuyến tùng theo chiều hướng tiêu cực để rồi tạo điều kiện thuận lợi cho canxi và phốt-pho tích tụ lâu ngày thực hiện quá trình vôi hóa. Kết quả là hầu hết những người trưởng thành đều có một cục canxi nằm sâu trong não bộ, thứ có thể dễ dàng được nhìn thấy khi đi chụp X quang. Đó chính là tuyến tùng bị vôi hóa.


Ảnh chụp X quang của một người đàn ông 44 tuổi với tuyến tùng bị vôi hóa

Tuyến tùng teo lại khi bị vôi hóa

Ngoài các thực phẩm và thành phần nhân tạo; độc tố của hormone từ các thực phẩm cho động vật; Clorua - Florua được cho là nguyên nhân rõ ràng nhất gây nên sự vôi hóa tuyến tùng trên toàn thế giới, 1 số nghiên cứu còn cho biết việc nhiễm xạ thông qua điện thoại di động cũng là 1 nguyên nhân gây suy yếu tuyến Tùng.

Như ta đã biết, não phát ra sóng não, Sóng não là sóng điện từ có tần số thấp hơn dãy sóng vô tuyến, được phát ra từ bộ não của động vật, trong đó có con người.

Khi thời đại thông tin mở ra, thông tin về việc chúng ta tiếp xúc với trường điện từ nhân tạo (EMF) cũng khiến nhiều người tin rằng có thể khá có hại cho cơ thể con người. Ngay cả khi bạn không tin rằng việc sử dụng nhiều thiết bị như điện thoại di động có thể gây ung thư và khối u não, người ta phải thừa nhận bằng chứng được chứng minh rằng các thiết bị điện tử có thể phá vỡ hoặc thay đổi chức năng não. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại trường điện từ (EMFs) là "có thể gây ung thư" cho con người có thể biến tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Điện từ trường gồm hai thành phần là điện trường và từ trường. Điện trường ít có khả năng thâm nhập vào cơ thể con người nhưng từ trường thì ngược lại. Trong quá trình nghiên cứu tác hại của từ trường đến sức khỏe con người, người ta thường quan tâm nhiều nhất đến bệnh bạch cầu và bệnh u não ở trẻ em. Ví dụ ở Los Angeles, việc nghiên cứu trẻ em xem tivi cho thấy nguy cơ bệnh bạch cầu gia tăng khi tăng số giờ xem trừ phi đảm bảo khoảng cách cho phép giữa trẻ và tivi. Cũng vậy, bệnh u não có nguy cơ xảy ra khi người mẹ mang thai thường dùng mền điện, giường nước để sưởi ấm hoặc khi phụ nữ mang thai mà sử dụng máy vi tính thường xuyên thì có thể làm hư thai hoặc thai có khuyết tật.

Năm 2015, Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI) đã nghiên cứu tác động của tần số 2.4 GHz lên sức khỏe con người, kết quả nghiên cứu cho biết việc “phơi nhiễm lâu dài 2,4 GHz RF có thể dẫn đến các tác dụng phụ như các bệnh thoái hóa thần kinh bắt nguồn từ sự thay đổi một số biểu hiện miRNA và cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác động của bức xạ RF đối với mức độ biểu hiện của miRNA.” (Trích nguyên văn - Long-term exposure of 2.4 GHz RF may lead to adverse effects such as neurodegenerative diseases originated from the alteration of some miRNA expression and more studies should be devoted to the effects of RF radiation on miRNA expression levels.)

Ngoài ra, ánh sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng xanh của các loại màn hình ảnh hưởng đến tuyến tùng hơn bất kỳ bước sóng nào khác, làm giảm tiết melatonin gây tác động xấu đến giấc ngủ. Ánh sáng từ bóng đèn huỳnh quang và đèn LED cũng có thể gây ra tác động tương tự. Thông thường, tuyến tùng bên trong bộ não con người bắt đầu giải phóng hóc môn melatonin vài giờ trước khi ngủ và đạt đến đỉnh điểm vào đêm khuya. Khi ta nhìn vào màn hình các thiết bị phát ra ánh sáng màu xanh như máy tính bảng, điện thoại, ti vi thay vì sách giấy và những vật thể thật vào buổi tối, chúng ta sẽ tỉnh táo và khó ngủ, thậm chí khi đã ngủ rồi cũng khó có được trạng thái ngủ sâu. Kết quả là buổi sáng bạn cảm thấy rất mệt mỏi và muốn ngủ tiếp, tuy nhiên ngủ nướng vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể thêm mệt mỏi chứ không đạt hiệu quả như giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Với những bằng chứng khoa học đáng tin cậy về tác động của màn hình điện tử đến giấc ngủ của con người nói chung và trẻ em nói riêng, hãy xem xét việc quy định giờ giấc và hướng dẫn trẻ em ngay từ khi còn nhỏ để chúng có thói quen không nhìn vào màn hình điện tử trong 2 giờ trước khi ngủ, bao gồm cả việc xem TV, từ đó giúp tuyến tuỵ sản xuất nhiều melatonin hơn, giúp đồng hồ sinh học hoạt động một cách tự nhiên.

Tuyến tùng bị tổn thương sẽ gây ra hàng loạt triệu chứng và sự bất ổn chức năng các enzyme. Các hậu quả đó bao gồm:

  • Tăng cân hay béo phì.
  • Giảm chức năng tuyến giáp
  • Các triệu chứng về tiêu hóa
  • Suy thận
  • Tuần hoàn máu kém
  • Tinh thần rối loạn
  • Mất khả năng định hướng
  • Các vấn đề về cảm xúc và tinh thần
  • Suy giảm thị giác
  • Giảm IQ

III. Cách thanh lọc tuyến tùng và giúp tuyến tùng khỏe mạnh:

Một tuyến tùng khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta:

  • Có sức khỏe tổng quan tốt
  • Chức năng hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh
  • Cân bằng Hormone
  • Ngủ ngon
  • Tăng sự tập trung
  • Tăng nhận thức.
  • Có các giấc mộng thường xuyên hơn
  • Tăng khả năng tưởng tượng.

Do vậy, để làm khỏe mạnh tuyến Tùng thì chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Hạn chế chất Florua: uống hoặc tắm trong nước máy, nấu với nước máy và sử dụng kem đánh răng có chất fluoride (hoặc bất kỳ nước có chứa florua), nước sô-đa và tất cả các loại đồ uống nhân tạo, bởi vì chúng được sản xuất bằng nước không tinh khiết.


Thực hiện giải độc hàng ngày và sử dụng chế độ ăn lành mạnh:

  • Ánh sáng mặt trời giúp kích hoạt tuyến tùng và kích thích quá trình làm mất canxi. Tắm nắng 20 phút mỗi ngày sẽ giúp ta khỏe mạnh. Không đội nón để ánh sáng mặt trời có thể tràn ngập cơ thể bạn và đi thẳng vào não. Thực hiện điều này đều đặn và bạn sẽ thấy những tác động tích cực đến tuyến tùng khi đêm xuống, sản sinh ra ra hàm lượng melatonin đầy đủ giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon.
  • Ăn cam, quýt hoặc uống nước ép chanh mỗi buổi sáng. Chất acid giúp phá vỡ các canxi tích tụ và giúp giải độc 1 cách nhẹ nhàng.
  • Chất Iốt đã được chứng minh giúp cơ thể thải fluor ra ngoài bằng đường tiểu, và nó rất cần thiết để giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh. Ăn rong biển khô như là tảo bẹ, đậu trắng, cá ngừ và trứng. Tảo bẹ hiện nay cũng không khó kiếm.
  • Boron là 1 khoáng chất được tìm thấy trong thực phẩm. Nó được sử dụng để giúp xương và cơ bắp khỏe mạnh, giúp cơ bắp phát triển cân bằng và duy trì cấp độ testosterone ổn định, và nâng cao nhận thức. Nó cũng được biết đến như là 1 cách hiệu quả để loại bỏ fluor. Boron được tìm thấy tự nhiên trong nho khô, quả chà là, đậu gà, đậu đỏ, hạt phỉ, quả óc chó, đậu lăng và bơ đậu phộng. Borax là dạng phổ biến của Boron, nhưng chú ý rằng việc dùng quá mức có thể không phải là 1 ý hay.
  • Các thực phẩm khác giúp thanh lọc và nuôi dưỡng tuyến tùng bao gồm dầu dừa, tảo lục Chlorella, tảo lam, cỏ mạch; cùng với các loại cây cỏ và gia vị như rau mùi, rau mùi tây, nghệ và ớt Cayenne. Rất nhiều thứ còn chứa cả Zeolite, giúp loại bỏ kim loại và chất độc từ nước và trong cơ thể như giấm táo.

Ngoài ra:

  • Loại bỏ đường tinh luyện tẩy trắng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm GMO.
  • Uống nước tinh khiết. Mỗi ngày, 1 thìa cà phê giấm táo hữu cơ hòa trong nước.
  • Ăn củ cải tươi 4 lần mỗi tuần.
  • Dùng kem đánh răng không có fluoride.
  • Bổ sung chất chống oxy hóa.

Thiền thường xuyên và sử dụng âm thanh để kích thích tuyến tùng. Thực nghiệm cho thấy: OM là âm mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để phá vỡ các lớp vôi hóa.

IV. Một số tư thế Yoga giúp làm mạnh tuyến Tùng

Bài tập thở Kapalbhati còn được gọi là thở sáng sọ giúp đưa được lượng máu tươi nhiều nhất lên não, giúp nuôi dưỡng và kích thích chức năng của tuyến tùng hoạt động ổn định.

Tư thế con cá, con thỏ giúp loại bỏ sự căng cứng ở vùng cổ, ngực, lưng, kéo giãn toàn bộ các đốt sống một cách tối đa, tăng cường phản xạ thần kinh và đặc biệt kích thích chức năng của tuyến tùng hoạt động ổn định.

Tư thế con cá

Bài tập nhảy Tandava trong yoga cho nam giới vừa phát triển sức mạnh thể chất vừa phát huy năng lực tâm linh và kích thích tăng cường chức năng của tuyến tùng hoạt động ổn định.

Bài tập nhảy Kaoshikii trong yoga cho nữ giới vừa phát triển sự chuyển động linh hoạt, mềm mại vừa phát huy năng lực tâm linh và kích thích tăng cường chức năng của tuyến tùng hoạt động ổn định.

KẾT LUẬN:

Tuyến tùng (hay còn gọi là thể tùng, epiphysis cerebri, epiphysis, conarium) là một tuyến nội tiết nhỏ trong thần kinh thực vật. Nó tạo ra melatonin, một hóc-môn tác động lên nhịp thức/ngủ và các chức năng theo mùa. Hình dạng của nó giống như một quả tùng nhỏ và nằm gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu, chui trong rãnh chỗ gặp nhau của hai đồi não.

Về mặt tâm linh, tuyến Tùng được coi là “con mắt thứ 3”, và là “nơi trú ngụ của linh hồn”.

Cuộc sống hiện đại chứa đựng nhiều nguy cơ gây vôi hóa tuyến Tùng và thoái hóa hệ thần kinh, bao gồm: thức ăn – nước uống, sóng điện từ từ các thiết bị điện tử…. Khi tuyến Tùng thoái hóa sẽ gây ra nhiều bệnh tật, và con người cần phải nhận biết các cách ăn uống – lối sống để giữ tuyến Tùng khỏe mạnh.

Nói chung, tránh chất độc và những con người tiêu cực, và sống một cuộc sống đơn giản, có ý thức và yêu thương, để giữ con mắt thứ ba của bạn luôn hoạt động tốt!

Nha Trang, Hè 2019

KN

Nguồn tham khảo:

http://efile.mpsc.state.mi.us/efile/docs/13934/0073.pdf

http://brainworldmagazine.com/the-pineal-gland-a-link-to-our-third-eye/

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8912234

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25775055?dopt=Abstract

http://www.newscientist.com/article/dn13769-does-the-earths-mag từ-field-cause-suicides.html

http://rpd.oxfordjournals.org/content/early/2012/10/09/rpd.ncs255.abauge?sid=8937c9cc-2217-4cc5-bf0a-608af5173118

http://www.newscientist.com/article/mg19626344.900-is-the-seat-of-the-soul-in-the-brain.html

https://triethocduongpho.net/2018/09/17/cai-nhin-khoa-hoc-ve-tuyen-tung-pineal-gland/

http://www.khoahocphothong.com.vn/can-trong-voi-tac-dong-cua-dien-tu-truong-tan-so-thap-2955.html