“Không có enzyme không có sự sống” vì các hoạt động trong cơ thể người chúng ta đều cần đến sự xúc tác của enzyme để biến thành năng lượng sống, đào thải chất độc, tiêu hoá thức ăn, xây dựng hệ miễn dịch, sửa chữa các hư hỏng của tế bào.

Tuy nhiên chính enzyme lại cũng là tác nhân gây ung thư và làm tăng tốc độ di căn của nó.

Đầu tiên chúng ta cùng xem xét Enzyme APOBEC3A - enzyme chỉnh sửa apolipoprotein B mRNA, 3G giống như polypeptide xúc tác là một enzyme người được mã hóa bởi gen APOBEC3G thuộc nhóm siêu protein APOBEC. Đây là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Enzyme này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bị nhiễm v-i-r-u-s bằng cách gây ra các đột biến để ngăn chặn quá trình sao chép của v-i-r-u-s. Tuy nhiên, nó cũng gây đột biến bằng cách tấn công trực tiếp vào hệ gen của tế bào ung thư, làm tăng mức độ đột biến DNA dẫn đến ung thư tiến triển, di căn và kháng thuốc.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các bệnh nhân u.n.g t.h.ư rất thường xuyên gặp những đột biến DNA do APOBEC3A gây ra. Trên thực tế, APOBEC3A được ghi nhận trong khoảng 80% các loại bệnh u.n.g t.h.ư như u.n.g t.h.ư phổi, u.n.g t.h.ư vú hay u-n-g t-h-ư bàng quang.

Thứ hai, các enzyme vẫn coi khối u như một tế bào bình thường và chuyển chất dinh dưỡng đến từ sự khuếch tán từ dòng máu. Sự phát triển tại chỗ của khối u được tăng cường bởi các enzyme (như enzyme tiêu protein), có vai trò phá hủy mô xung quanh. Khi thể tích u tăng lên, các yếu tố tăng sinh mạch, như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, được tiết ra bởi khối u để kích thích tăng sinh mạch máu - một yếu tố cần thiết để u phát triển hơn nữa.

Gần như ngay từ ban đầu, một số tế bào khối u đã có thể đi vào hệ tuần hoàn. Từ mô hình động vật, người ta ước tính rằng với khối u kích thước 1cm có tới > 1 triệu tế bào u đi vào tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Mặc dù hầu hết các tế bào u lưu hành trong máu đều chết trong lòng mạch, đôi khi một số tế bào có thể dính vào nội mạc mạch máu và xâm nhập vào mô xung quanh, hình thành nên khối u độc lập (di căn) ở xa vị trí nguyên phát. Các khối u di căn phát triển tương tự như các khối u nguyên phát và có thể tiếp theo di căn đến các vị trí khác.

Cuối cùng, khi các khối u phát triển một cách ồ ạt nó sẽ tiêu tốn một lượng enzyme cực lớn của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt enzyme cho các hoạt động khác và hàng loạt bệnh khác trong cơ thể phát sinh, hiệu ứng domino cứ thế tăng lên khiến người bệnh cạn kiệt enzyme rồi chết. 


Nguồn: Ts Trịnh Xuân Đức - Viện trưởng Viên SIIEE